Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
Văn hóa doanh nghiệp: Nền tảng của thành công
Văn hóa doanh nghiệp: Nền tảng của thành công
Hiểu được văn hoá đối tác, thể hiện bản sắc riêng của doanh
nghiệp, nhất là với đối tác nước ngoài là một trong những yếu tố tạo nên thành
công trong quan hệ làm ăn.
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp đã trao đổi với TGVT B về
vấn đề này:
Văn hóa kinh doanh trong giao tiếp giữa các doanh nghiệp có thể hiểu là những quy
tắc ứng xử bất thành văn, tuy là vô hình và không trở thành quy định luật pháp
nhưng các bên tham gia ngầm hiểu và cùng chấp nhận. Trong quan hệ giữa các
doanh nghiệp, Văn hóa kinh doanh có thể bao gồm: môi trường kinh doanh, những
quy tắc ứng xử được các đối tác cùng chia sẻ, tính truyền thống hay thói quen
đặc thù cho từng thị trường, từng nước hay từng nhóm đối tác. Những ứng xử Văn hóa kinh doanh đó rất quan trọng để tiến hành kinh doanh một cách thuận tiện và
thành công.
TGVT B: Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng Việt Nam đã có
tiến bộ về phát triển kinh doanh. Nhưng đa số doanh nghiệp lại chưa quan tâm
đến xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp, nên
chưa tạo ra được những bản sắc riêng… Ý kiến của TS về vấn đề này?
TS Lê Đăng Doanh: Về năng lực cạnh tranh quốc tế,
doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Nên sự
hiểu biết, ứng xử của họ trong giao tiếp làm ăn với đối tác còn nhiều hạn chế.
Khi tiếp xúc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, không ít doanh nhân Việt Nam chưa chú
trọng đến đặc điểm văn hóa ở các nước đối tác. Chẳng hạn, trong cuộc chiêu đãi,
nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng khẩu phần ăn, khẩu vị của thực khách, và đôi
khi quá "nhiệt tình" chuốc bia rượu khiến đối tác phật lòng... doanh
nghiệp chưa chịu khó tìm hiểu để có sự đón tiếp chu đáo. Điều này dẫn đến sự
không hài lòng của đối tác, gây bất lợi cho việc hợp tác và chuyển giao công
nghệ…
Có
nhiều doanh nghiệp đầu tư cho các chuyến đi xúc tiến thương mại ở nước ngoài
khá tốn kém nhưng lại không hiệu quả. Có doanh nhân mang áo dài Việt Nam sang
tiếp thị ở Ai Cập nhưng quên không mang theo quần nên không bán được. Nhiều
chuyến đi thiếu sự chuẩn bị, hiểu biết hạn chế về văn hóa các nước mà doanh
nghiệp đến làm ăn... đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh.
TS có thể đưa ra những bài học điển hình về xây dựng Văn hóa kinh doanh
để có cái nhìn thực tiễn cho doanh nghiệp trong nước?
Về
cách làm ăn, người Nhật khá thành công trong kinh doanh xe máy tại thị trường
Việt Nam. Họ đã nghiên cứu để thiết kế kiểu dáng của chiếc xe máy phù hợp với
tập quán, sở thích của người Việt Nam. Hay một doanh nhân Nhật đã thành công
trong kinh doanh khi đưa hương vị văn hóa Việt Nam (nhạc Trịnh, tranh thêu,
tranh sơn mài) vào trong quán cà phê Trung Nguyên mở ở Tokyo.
“Văn hóa kinh doanh bao gồm: toàn bộ phương thức tiến hành kinh doanh,
quản lý kinh doanh, đàm phán với các đối tác, giải quyết các nhiệm vụ xuất hiện
trong quá trình kinh doanh như: tổ chức doanh nghiệp, hình thành quan hệ giữa
người sử dụng lao động và người lao động ...” TS Lê Đăng
Doanh
Có
doanh nghiệp Việt Nam học được cách muối dưa chuột với ớt, gừng, tỏi để xuất
khẩu sang Nhật theo đúng quy trình và khẩu vị của người Nhật. Những thành công
này còn khá ít nên cần được nhân rộng hơn nữa.
Một
ví dụ khác về bài học sai lầm của một công ty nước ngoài khi kinh doanh ẩm thực
ở Paris. Họ không cho khách hàng uống bất kỳ loại rượu nào, kể cả rượu vang
trong khi ăn. Kết quả kinh doanh rất kém, khách hàng người Pháp không hưởng ứng
và công ty đã thất bại. Hành vi này chứng tỏ công ty này đã không nghiên cứu kỹ
văn hóa ẩm thực Pháp. Uống một, hai ly rượu vang là thói quen bình thường của
người Pháp. Sau đó, công ty buộc phải bỏ quy định này.
Theo TS, để tạo bản sắc riêng trong xây dựng văn hoá kinh doanh, doanh
nghiệp cần chú ý đến những gì?
Các
doanh nghiệp nên đặt ra tiêu chí trong xây dựng văn hoá ứng xử. Như doanh nhân
Nhật, họ xem kinh doanh là trách nhiệm với dân tộc, tạo ra công ăn việc làm,
thúc đẩy và tiếp thu kiến thức trong giao tiếp ứng xử...
Văn hoá doanh nghiệp là phải bao gồm sự tôn trọng luật pháp trong kinh doanh như:
đăng ký thương hiệu, tôn trọng các quyền về tài sản trí tuệ, nộp thuế, bảo vệ
môi trường, bảo hộ lao động… Trong quan hệ kinh doanh với đối tác, văn hoá kinh doanh phải bao gồm “chữ tín” đối với đối tác, khách hàng. Chẳng hạn, nợ ngân
hàng đến hạn phải trả hay phải thông báo, thương lượng để gia hạn. Hay giao
hàng đúng hạn trở thành một yêu cầu quan trọng của hợp đồng và năng lực cạnh
tranh, uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp quảng cáo phải đảm bảo trung thực,
không thể nói quá sự thật, khoa trương những tính chất hoặc tác dụng không có
thật để lừa bịp khách hàng…
Trong
quan hệ với người lao động, Văn hóa kinh doanh không chỉ thể hiện qua việc trả
lương theo cống hiến hay năng suất, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, tạo điều
kiện cho người lao động phát triển. Nó bao gồm cả việc xây dựng môi trường sản
xuất kinh doanh dựa trên nguyên tắc nhân ái, bình đẳng. Một môi trường kinh
doanh nhân ái là khuyến khích sáng tạo và cổ vũ cho sự tiến bộ, phát triển của
người lao động. Bình đẳng là tạo cơ hội học tập và phát triển chứ không phải là
chủ nghĩa bình quân, cào bằng giữa người giỏi và người kém hay sự buông thả về
kỷ luật…
Để
xây dựng được môi trường văn hoá của doanh nghiệp, rất cần có sự tham gia của
các cơ quan Nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hoá công sở, văn hoá
trong ứng xử với công dân và doanh nghiệp, tôn trọng pháp luật.
“Để nâng cao vị thế, doanh nghiệp cần hệ thống hóa
văn hóa doanh nghiệp, từ kiến thức, niềm tin, tín ngưỡng, đạo đức, pháp luật…
Muốn có được văn hoá với bản sắc riêng thì doanh nghiệp phải tìm tòi, nghiên
cứu, học hỏi…” TS Lê Đăng Doanh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét