Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

Bên sân ga
Thỉnh thoảng, dịp cuối tuần, tôi ngồi đây – bên sân ga - một
mình tĩnh lặng, nhìn cuộc sống diễn ra. Từ trên cao, phóng tầm mắt xa xa, ngắm
góc phố hiền hoà, nhìn dòng người lại qua.
Trên sân ga, từng đoàn tàu vào ra, hành khách lên xuống sân ga.
Dưới sân ga, công sở không tan ca, học sinh nghỉ học ở nhà, dòng người xe không
chen chúc quá đà.
Cuộc sống thường nhật đang diễn ra, nhưng chậm lại, dưới ánh
nắng thu vàng không chói chang oi ả cùng những cơn gió thu nhẹ nhàng thoang
thoảng lướt qua.

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2023

Một ngày anh lên Chiêm Hoá
Một ngày anh lên Chiêm Hóa
Núi rừng vọng tiếng
đàn then
Bản làng nay thay
nhiều quá
Để chân ai lạc lối về
Nghe thiết tha vinh quang Kim Bình
Bóng Bác xưa như vẫn
còn đây
Tiếng ới la cô em gái
Tày
Chứa chan vang vọng rừng núi.
Chiêm Hóa, nhớ mãi
tiếng hát em
Rừng núi, vang mãi câu
noọng ơi
Anh đi trong xanh xanh
rừng
Đi bên em trong ngập
ngừng, tình yêu
Nghe xôn xao xôn xao rừng
Nghe mênh mang mênh
mang trời, mùa xuân
Chiêm Hóa, nhớ mãi
tiếng hát em
Rừng núi, vang mãi câu
noọng ơi.
---
Sáng tác: Tân Điều
Biểu diễn: Ngọc Khanh
Thưởng thức: https://www.nhaccuatui.com/.../mot-ngay-anh-len-chiem-hoa...

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

Yêu thương bao la, ước mơ bay xa
Làn nước trong xanh, đôi mắt long lanh
Trời xanh thắm xanh, hoa trái đầy cành.
Ngược dòng thời gian, trở về bên dòng sông kỷ niệm, đắm mình
trong ký ức tuổi ấu thơ, trong niềm yêu thương vô bờ cùng những người thân
thuộc. Ký ức tuổi thơ tươi đẹp là nguồn nhựa sống nuôi dưỡng tâm hồn ta mỗi
ngày. Khởi sinh từ đây, với niềm thương đong đầy, từng phút từng giây tựu thành
những vườn hoa tươi tắn, ngập tràn ánh nắng, hoà quện với gió, đem hương thơm
sắc thắm đến điểm tô cho người và làm đẹp cho đời.
Tình yêu thương vốn là bài học quan trọng nhất trong cuộc đời.
Nó là gia tài vô giá của ông bà tổ tiên, được truyền thừa từ đời này qua đời
khác. Vì thế, tấm chân tình thực sự khó bện thành từ sự hời hợt nhạt nhoà hay
đùa cợt quá đà. Nó là sự vừa đủ, đong đầy; là sự trải nghiệm, chân thành; là
tiếng thổn thức của con tim, là sự sống của linh hồn.
Thể hiện niềm yêu thương có nhiều phương cách, nhiều cung bậc,
nhiều con đường. Tuy nhiên, con đường đẹp nhất là con đường của trái tim. Một
trái tim biết rung động và thổn thức; biết đồng cảm và bao dung; biết cảm thông
và thấu hiểu. Để những người yêu thương nhau thực sự bước vào vùng trời bao la,
vùng trời tự do của tâm hồn. Để những cánh diều mơ ước được bay lượn tung tăng
trong không gian bao la chan hoà tiếng hát ca.


Trở về dòng sông tuổi thơ
Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà
Con sông quê gắn bó
với tuổi thơ đời tôi
Bao năm xa quê ấy
trong mơ tôi vẫn thấy
Hôm nay tôi trở về
lòng chợt vui thấy sông không già.
Sông vẫn in màu mây
Vẫn khi vơi đầy vẫn
mang phù sa
Làm đẹp thêm làng quê
yêu dấu
Sông vẫn như thuở ấy
Có con đò ngang đón
đưa người sang
Và từng đêm hát ru đôi
bờ.
Trong tim ai cũng có
một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó
với dòng sông tuổi thơ
Con sông tôi tắm mát,
con sông tôi đã hát
Con sông cho tôi đậm
một tình yêu nước non quê nhà.
Sông cũng như người ấy
Có khi vui buồn có khi
hờn ghen
Chỉ tình yêu tuổi thơ
mới thấy
Ôi những con thuyền
giấy
Những năm tuổi thơ đã
đi về đâu
Ðể mình tôi nhớ nhung
bây giờ.
---
[Nhạc sĩ: Hoàng Hiệp]

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2023

Ơi cuộc sống mến thương
Có
chú chim non nho nhỏ
Cất tiếng líu lo như
muốn ngỏ
Buổi sáng quanh ta như
xao động
Như bầu trời xanh ươm
ước mơ.
Này chú chim ơi cho
nhắn gửi
Lời hát tin yêu trong
trái tim mọi người
Cuộc sống hôm nay tuy
vất vả
Nhưng cuộc đời ơi ta
mến thương.
Ta đã nghe trong tiếng
cười
Đường tương lai đang
rực rỡ
Ta đã nghe trong tim
mình
Lời yêu thương của con
người.
---
[Nhạc sĩ: Nguyễn Ngọc
Thiện]


Từ gợi hình đến gợi tưởng
Dưới góc nhìn riêng, việc Vinamilk công bố logo
cùng hệ thống nhận diện thương hiệu mới là một sự khởi đầu tinh khôi cho chuỗi
các hoạt động đổi mới sáng tạo trên phạm vi toàn cầu (global) được sinh khởi từ
những giá trị địa phương (local) tinh tuý chắt lọc qua thời gian. Các thành tố
“gợi hình” từ nhãn hiệu gồm:
Tên hiệu được cấu thành bởi hai nhân tố chính
của “hồn thương hiệu” là “hồn nước” (Vina/Việt Nam) và “hồn nghề” (milk/sữa) đã
góp phần làm nên tên tuổi, vị thế của thương hiệu.
Phông chữ chính có phần trên là kiểu chữ có
chân hoài niệm, phảng phất nét cổ điển, trong khi phần dưới thể hiện bằng kiểu
chữ không chân hiện đại, tối giản. Đó là một sự kết hợp giữa nét truyền thống
và hiện đại.
Tông màu blue/xanh chính “nhẹ nhàng” trước đây
được tăng cường thêm độ màu “sâu sắc, đậm đà”. Cộng hưởng với bảng màu nền
nhiệt đới “đa sắc” khơi gợi những rung cảm đa giác quan trong nhu cầu “đa
dạng”.
Hoa văn, hoạ tiết, hình khối được chiết suất
từ các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống thể hiện bản sắc phong phú “đa
diện” điểm tô cho các thành tố chính trong quá trình truyền thông.
Hình minh hoạ vẽ tay bổ trợ đa dạng phản ánh
trực quan, sinh động hơi thở cuộc sống phong phú “muôn màu”.
Như vậy, các thành tố nhãn hiệu “gợi hình”
truyền cảm đã được tăng cường và làm mới để kích thích, khơi gợi tính “gợi
tưởng” đa dạng, phong phú trong trí tưởng tượng của con người gồm cả đội ngũ
thực thi và công chúng, người tiêu dùng mục tiêu của thương hiệu.
Với sự đổi mới sáng tạo này, Vinamilk như muốn
nói với công chúng bằng chất giọng (voice) nhẹ nhàng mà sâu lắng rằng: Chúng
tôi đã gia tăng thêm các giá trị thương hiệu mới từ sự “đậm đà”, “đa sắc” để
sẵn sàng hội nhập sâu, rộng với nhu cầu “đa dạng” của những thế hệ người tiêu
dùng toàn cầu trong cuộc sống “muôn màu”…
(…Còn nữa)

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2023

Từ long đong đến thong dong
Mấy lời tâm sự trong ánh mắt trong
Tổ chức long đong ngày
đêm thao luyện
Văn hoá kinh doanh
đúng là thân thiện
Truyền thông tiếp thị
mới làm nên chuyện.
Đổi mới sáng tạo hẳn
là phương diện
Dịch vụ năm sao khách
hàng thuận tiện
Đối tác trung thành
thực là dấu triện
Thương hiệu thong dong
chính là vương miện.
(…Còn nữa)

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Từ quy trình đến quy mô
Trong hệ thống vận hành doanh nghiệp tuỳ theo ngành nghề, lĩnh
vực và cơ cấu tổ chức mà có đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn quy
trình sản xuất kinh doanh. Chúng có thể hoạt động riêng lẻ hoặc liên kết với
nhau. Nhưng thông thường để một bộ máy doanh nghiệp vận hành trơn tru thì các
quy trình tác nghiệp công việc thường liên kết, liên thông lại với nhau thành
một thể thống nhất. Luồng quy trình lưu thông phản ánh tình trạng công việc
chôi chảy, không bị ách tắc từ đầu vào đến đầu ra.
Quy mô phản ánh sự tăng trưởng, phát triển và khả năng đáp ứng
nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ thường trăn trở về quy mô
– cách nhân rộng sản phẩm, thương hiệu, đội nhóm, khách hàng và trên hết, trở
thành một công ty bền vững. Tuy nhiên, để đạt được quy mô thì trước tiên doanh
nghiệp cần hoàn thiện và đóng gói toàn bộ hệ thống quy trình vận hành của mình.
Thiếu vắng hệ thống quy trình thì doanh nghiệp khó đạt được quy
mô bởi lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp khó bề kiểm soát hiệu quả, kết quả công
việc. Mất kiểm soát trong doanh nghiệp là tình trạng phổ biến hiện nay mà
nguyên nhân bên trong liên quan trực tiếp đến hệ thống quy trình nội bộ: Quy
trình chưa sát với nghiệp vụ thực tiễn, thiếu cải tiến và đánh giá thường
xuyên, cóp nhặt bên ngoài, làm cho có để ứng phó với những tình huống trước
mắt…
Doanh nghiệp cần nhìn nhận, đầu tư xây dựng hệ thống quy trình
riêng đồng thời coi hệ thống quy trình trong tổ chức mình không chỉ là công cụ
quản lý mà còn là một loại hình tài sản trí tuệ, một lợi thế cạnh tranh quan
trọng. Quy trình là hệ thống “động” chứ không phải là hệ thống “tĩnh” làm một
lần rồi thôi. Hoàn thiện hệ thống quy trình để đóng gói mô hình doanh
nghiệp/nhà máy/cửa hàng/sản phẩm rồi mới tiến hành nhân bản hoạt động của nó để
tăng trưởng về quy mô. Như vậy, quy trình góp phần tăng trưởng quy mô, quy mô
lại giúp hoàn thiện hoá hệ thống quy trình.
Từ thực tiễn kinh thương, dưới góc nhìn thương hiệu. Nhiều doanh
nghiệp Việt Nam - mặc dù là các công ty ăn nên làm ra, thậm chí dẫn đầu thị
trường xét theo các khía cạnh vận hành, từ đóng gói quy trình đến nhân bản quy
mô – vẫn chỉ đơn thuần là kinh doanh chứ không phải là thương hiệu, bởi vì họ
không sở hữu được một ý niệm/ý tưởng mạnh mẽ trong tâm tưởng của khách hàng
cùng các chủ thể liên quan.
(…Còn nữa)
Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

Lắng nghe để đi xa
Phần 3: Lắng nghe để đi xa
Hôm nay, thương hiệu thể thao này kỷ niệm sinh nhật lần thứ 16 của mình (6/6/2007 - 6/6/2023). Ở độ tuổi thanh niên cường tráng và tràn đầy sức sống này, họ đã sẵn sàng cùng nhau vượt qua những giới hạn nội tại cùng giông bão của thị trường để phát huy nội lực/tiềm lực/năng lực, nắm bắt những cơ hội/vận hội mới.
Thời gian qua, với tinh thần vững tin để có những bước đi vững
chắc, những bước chạy vững chãi, những bước nhảy vững mạnh cùng những bước
chuyển mình vững vàng đã đem lại cho tổ chức những thành quả/thành tựu về kinh
doanh, kinh tế - xã hội đáng tự hào.
Tận mắt thấy những thành công đó trong hành trình phát triển của
thương hiệu này mới thấu & thấm giá trị thật của sự “lắng nghe” trong tổ
chức. Những lời nhắn nhủ, chia sẻ thân tình từ lãnh đạo doanh nghiệp này như là
những hạt mầm thương hiệu gieo rắc vào mảnh đất tâm hồn tôi, để rồi từ đó đâm
chồi nảy lộc thành chuỗi bài viết về chính thương hiệu này như một sự biết ơn,
một lời bộc bạch tự sự & cảm tạ tự tâm:
Muốn nhìn cuộc đời rõ ràng thì phải nhìn cho nó rõ, nhiều người
không muốn nhìn cho rõ mà chỉ thích nó rõ thôi. Không chịu nhìn, không chịu
nghe, không chịu thấu hiểu thì làm sao mà rõ được.
Từ xưa các cụ đã dùng từ “lắng nghe” với ý nghĩa thật hàm xúc, ý
tứ thật sâu xa. “Lắng nghe” = “lắng” + “nghe”. Muốn nghe được rõ thì phải lắng
cái tâm xuống, lắng cái tâm tư duy, cái tâm phán xét. Không lắng tâm lại thì
chỉ giả vờ nghe, hoặc là nghe để đối phó hoặc là nghe để trả lời cho có…đó tức
là chưa từng nghe.
Khi lắng tâm phán xét, lắng tâm tư duy xuống thì mới thực sự là
sẵn sàng để lắng nghe. Nghe để hiểu bản chất của vấn đề, để thấy bản thể của sự
việc, để thẩm bản tính & thấu bản ngã của con người. Khi người lãnh đạo
biết lắng nghe người nhân viên, khi người quản lý biết lắng nghe người nhân
viên, khi người tổ trưởng biết lắng nghe người nhân viên…họ sẽ hiểu nhau.
=> Kỹ thuật “lắng nghe” này là cực kỳ quan trọng cho một tổ
chức có thể đi xa.
Dưới lăng kính thương hiệu, lắng nghe là để nắm bắt tiếng nói
của thị trường, tiếng vọng của thời cuộc và cả tiếng thổn thức của cuộc sống
nhân sinh (người tiêu dùng, người lao động, người quản lý & lãnh đạo…) để
thực sự thấu hiểu & thấu cảm rồi từ đó có những đối sách/quyết sách/chính
sách thực thi, hành xử/ứng xử phù hợp với bối cảnh/hoàn cảnh/tình cảnh.
Khi những con người trong tổ chức cùng hoà nhịp đập trái tim với
chung bàn tay, khối óc tiến về phía trước, tổ chức đó sẽ cất cánh bay cao. Thực
sự, Pro Sports hôm nay đã và đang là một tập thể vững mạnh, một thực thể đại
diện của Việt Nam sống động đầy tự tin, tự hào sánh bước cùng những tên tuổi
lớn trong làng thời trang quốc tế như: Adidas, Puma, Basil, Reima, LC waikiki,
Revolition Race…
Tôi tin rằng, với những chia sẻ sâu sắc như thế từ một người lãnh đạo đại diện cho thương hiệu được truyền tải qua tinh thần “lắng nghe” và “chia sẻ”, cá tính và phong cách thể thao mạnh mẽ cùng những lựa chọn hướng đi sáng suốt “từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong” thì thương hiệu này sẽ như được chắp thêm đôi cánh hải âu tự do bay lượn cao xa trên biển trời bao la mênh mông sóng nước.
(...Còn nữa)

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2023

Ly nông bất ly hương
[Phần 2: Ly nông bất ly hương]
Từ thực trạng tồn tại
ở những vùng nông thôn Việt Nam như: Thu nhập từ nông nghiệp bấp bênh; “được
giá thì mất mùa, được mùa thì mất giá”; đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu
hẹp… khiến nhiều người dân nông thôn chọn cách làm ăn xa để nâng cao thu nhập,
cải thiện cuộc sống.
Tuy nhiên, việc người
dân ồ ạt đổ xô đến các thành phố, các khu công nghiệp kiếm sống đã để lại những
“khoảng trống” xã hội đối với các vùng quê nông thôn.
Trước tình hình đó,
thương hiệu này là một trong số ít các doanh nghiệp Việt tiên phong & tiên
quyết hiện thực hoá quan điểm “đưa công việc đến gần hơn với người lao động”
thể hiện trong định hướng “ly nông bất ly hương” cho những người nông dân ở quê
– phát triển con người toàn diện ngay trên chính mảnh đất quê hương của họ.
Đối với người nông
dân, ở quê mà sống được thì chẳng ai muốn xa quê. Vì vậy, việc làm là thứ có
sức mạnh nhất để giữ chân người nông dân ở lại quê hương trong khi vẫn “ly
nông”, góp phần ổn định và cân bằng dân số.
Khi những người nông
dân thật sự là “công nhân” trên chính thửa ruộng, mảnh vườn của gia đình họ,
thì họ sẽ “ly nông” nhưng “bất ly hương”, để quê nhà thực sự là nơi bình yên,
hạnh phúc chứ không phải là nơi nương náu khi không còn chỗ trú chân, thì bắt
buộc mới trở về như dòng người lao động “hồi hương” trong Covid-19 vừa qua.
(…Còn nữa)

Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 20 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 47 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 115 )
- Lãnh đạo ( 163 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 124 )
- Quản trị nhân lực ( 32 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 7 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 67 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 38 )
- Triết lý kinh doanh ( 101 )
- Truyền thông ( 37 )
- Truyền thông nội bộ ( 23 )
- Truyền thông tiếp thị ( 20 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )