Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017
Phương pháp giúp tăng hiệu quả cho cả bộ máy Start-up
Năng suất, hiệu
suất, hiệu quả là những khái niệm khác nhau, nhưng rất có liên quan đến nhau.
Tuy nhiên phân biệt giữa các khái niệm này không phải là mục tiêu của bài chia
sẻ này. Trừ một số ví dụ, còn lại chúng ta sẽ sử dụng từ “hiệu quả” cho cả bài.
Theo những báo cáo
của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay Viện Năng Suất Việt Nam thì Năng suất
lao động của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 Singapore, 1/11 Nhật Bản, 1/10 Hàn
Quốc, 1/5 Malaysia. Và với tốc độ tăng trưởng năng suất lao động như vừa qua
thì phải đến… 50 năm sau Việt Nam mới bắt kịp Thái Lan.
Chúng ta đang ở
“dưới đáy của vùng trũng”.
Nếu thực trạng này
không thay đổi ở thế hệ Start-up tiếp theo của Việt Nam thì là khi nào?
Vậy chìa khóa cho
cánh cửa Hiệu quả là gì?
Thế giới luôn cần
bạn tập trung.
Nào, nếu bạn còn
chưa nhớ điều này thì hãy lập lại 3 lần.
Thế giới luôn cần
bạn tập trung.
Thế giới luôn cần
bạn tập trung.
Thế giới luôn cần
bạn tập trung.
Sự tập trung cũng
cần phải… tập trung. Cần phải dồn sự tập trung của bạn vào 3 khía cạnh: Chiến
lược – thị trường, Đầu tư – Năng lực, và Quy trình – hoạt động.
Vế khía cạnh Chiến
lược – Thị trường
Điều này có nghĩa
là doanh nghiệp cần phải phân khúc thị trường (Market Segmentation) thật rõ
ràng, tập trung vào phân khúc khách hàng mục tiêu thật cụ thể. Câu nói “Doanh
nghiệp của tôi bán cho tất cả mọi người” khi mới Start-up có nghĩa là “Doanh
nghiệp của tôi chẳng bán được cho ai cả” (trừ phi bạn là Vingroup), hay tư duy
làm kinh doanh theo cách nói “Ai cần thì tôi bán” hoặc là đang giấu nghề không
muốn tiết lộ phân khúc khách hàng mục tiêu của mình, hoặc là đang làm bậy,
đánh… lung tung chưởng, loạn xị ngầu, và cách làm kinh doanh như vậy sẽ không
đưa bạn đến con đường phát triển bền vững.
Khi thị trường cụ
thể, khách hàng cụ thể thì sản phẩm/ dịch vụ của mình cũng rất cụ thể, và chiến
lược của mình cũng rất cụ thể.
Không cụ thể, là
Cụ… của Không thể.
Một trong những
“cám dỗ” mà Start-up thường gặp phải là cố gắng phục vụ nhiều phân phúc khách
hàng có nhu cầu rất khác nhau. Do đó không thể phân bổ hiệu quả nguồn lực ít ỏi
của mình để đáp ứng tốt nhu cầu của tất cả khách hàng. Đó chính là trận
Waterloo khi căng sức trên nhiều chiến tuyến đồng nghĩa với cầm chắc thất bại
của Napoleon.
Start-up càng nhỏ
càng phải tập trung!
Về khía cạnh Đầu tư
– Năng lực
Chắc bạn đã từng
nghe qua về “Năng lực cốt lõi”, hay “Lợi thế cạnh tranh cốt lõi” của doanh
nghiệp.
Những nguồn lực nào
không tạo ra Năng lực cốt lõi của bạn thì không cần phải đầu tư, mà khi đó
Start-up nên thuê ngoài (Outsource), hơn là tự xây, tự nuôi rồi phung phí tiền
bạc, làm cạn kiệt vốn.
Ví dụ một doanh
nghiệp công nghệ tiếp xúc với khách hàng qua Internet thì chưa cần phải kiếm
văn phòng 100 m2 tọa lạc ngay Quận 1, Building loại A ngay khi mới khởi nghiệp.
Hỏi lý do tại sao thì rất “ngây thơ” trả lời: để cho Oai. Có thể Outsource mảng
“văn phòng” bằng cách thuê văn phòng ảo chẳng hạn.
Một doanh nghiệp
làm thương mại – trading đơn thuần, ban đầu chưa cần nuôi cả phòng kế toán
riêng, mà có thể Outsource kế toán ngoài.
Một doanh nghiệp
làm dịch vụ đơn thuần, ban đầu chưa cần nuôi cả phòng IT chỉ để lâu lâu vô cài
lại Win cho các sếp, mà có thể Outsource mảng IT cho một đối tác đảm bảo.
Một doanh nghiệp
làm thương mại điện tử, mô hình kinh doanh là bán hàng online, ban đầu vốn bé,
đi từ vốn tự có đi lên, thì không cần tự mình giải quyết bài toán giao hàng,
nên chọn và Outsource cho một số đối tác (không nên chỉ có 1 đối tác) giao hàng
đến nhà khách hàng cho mình (sẽ có sai sót xẩy ra nhưng phải hiểu là với một tỷ
lệ chấp nhận được thì vẫn còn Ok, còn hơn là tự xây mà không có nghiệp vụ, cuối
cùng cũng chẳng đến đâu, mà không còn tâm trí để phát triển Customer volume,
cuối cùng tiền Mất mà tật Mang). Còn bản thân doanh nghiệp đó nên tập trung vào
việc phát triển số lượng khách hàng, tập trung vào bán hàng, chăm sóc khách
hàng, trải nghiệm người dùng.
Start-up càng nhỏ
càng phải thuê ngoài!
Về khía cạnh Quy
trình – Hoạt động
Trong quy trình của
Start-up các hoạt động chia làm 2 dạng: hoạt động tạo ra giá trị gia tăng và
hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng.
Ví dụ: hoạt động
bán hàng, quảng bá thương hiệu tạo ra giá trị gia tăng còn hoạt động vận chuyển
các linh kiện trong một dây chuyển sản xuất, chờ đến lượt, để lắp ráp thành
thành phẩm, thì bản thân việc chờ hay vận chuyển đó không tạo ra giá trị gia
tăng. Vì vậy quản trị sản xuất tốt là khi ta cắt giảm đến tối thiểu thời gian
chờ máy, thời gian di chuyển quá lâu giữa các công đoạn. Đến một lúc nào đó thì
cả hệ thống được gọi là Tối ưu (Optimization)
Ví dụ: Nhân viên
kinh doanh có các hoạt động tạo ra giá trị cho khách hàng như xây dựng quan hệ
với khách hàng, giới thiệu/ trình bày sản phẩm /dịch vụ, nhận phản hồi của
khách hàng. Các hoạt động không tạo ra giá trị cho khách hàng như báo cáo nội
bộ, làm báo giá phải giản đơn hóa.
Doanh nghiệp càng
nhỏ càng phải đơn giản và tinh gọn hóa quy trình hoạt động của mình!
Sự tập trung sẽ
giúp bạn phát huy hết tiềm năng và làm rộng mở cánh cửa Hiệu Quả.
Mặt trời nóng đến
5.700 độ C mà phân tán “nguồn lực”, tỏa ánh nắng ra đến trái đất thì không gây
hại cho ai ngay lập tức, chỉ khiến ta đen da hoặc… ung thư da nếu tiếp xúc lâu
với ánh nắng mặt trời ở vùng tầng Ozone bị hư hại. Tia Laser có nhiệt độ thấp
hơn rất nhiều nhưng tập trung, hội tụ lại thành một điểm, chế tạo thành súng
laser có khả năng công phá cao, bắn xuyên người.
Đó là sức mạnh của
sự tập trung.
Thế giới này cần
bạn tập trung.
Khách hàng của bạn
cần bạn tập trung.
Nhân viên của bạn
cần bạn tập trung.
Và… Vợ của bạn cũng
cần bạn tập trung đấy.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét