Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017
Bạn có biết mục đích cuộc sống của mình là gì?
Nhiều người có một cuộc sống khá
thôi nhưng định nghĩa sự thành công cần nhiều hơn là chỉ tiền bạc. Đối với
nhiều người, nó có thể là sự hạnh phúc, những mối quan hệ tích cực và khả năng
đóng góp vào thứ gì đó bạn quan tâm.
Sau đây là 7 câu hỏi bạn nên hỏi bản thân nếu bạn muốn tìm ra đâu
là mục tiêu của cuộc đời mình:
1.
Mơ ước lúc nhỏ của bạn
là gì?
Điều gì chi phối toàn bộ cảm xúc của bạn khi bạn còn nhỏ? Từ văn
phong trên sách vở đến việc xây dựng hình tượng, trẻ em luôn được tích cực
khuyến khích theo đuổi niềm đam mê của mình. Tuy nhiên, chúng ta thường ngừng
theo đuổi những niềm đam mê khi chúng ta còn là trẻ con. Thường là do thiếu
thời gian hay chịu áp lực từ xã hội phải đạt được điều gì có mục đích (thường
là vấn đề tài chính).Hãy xem lại ước mơ thời thơ bé của bạn. Bạn vẫn còn theo
đuổi nó chứ? Nếu câu trả lời là không thì tại sao vậy? Bây giờ bạn có thể có
được niềm đam mê như vậy với một việc gì đó nữa không?
2.
Nếu bạn đang không làm
việc, bạn sẽ làm gì để lấp đầy khoảng thời gian hiện tại?
Nếu bạn không phải làm việc và bạn cũng không được phép ở nhà, bạn
sẽ sử dụng thời gian đó như thế nào? Bạn sẽ đi đâu? Vào buổi tối, mọi người chỉ
muốn nghỉ ngơi và thư giãn. Tuy nhiên, thời gian rảnh rỗi thường khuyến khích
mọi người sử dụng một cách hiệu quả. Hãy viết ra một vài cách bạn sử dụng thời
gian rảnh của mình và cố gắng thực hiện một trong số chúng trong một ngày nghỉ
tiếp theo.
3.
Điều gì có thể làm cho
bạn quên đi thế giới xung quanh?
Khi bạn làm việc với mục tiêu của cuộc đời mình, bạn thường hoàn
toàn quên mất thời gian. Mọi người không chú ý rằng hàng giờ đã trôi qua và
thậm chí quên ăn quên uống cho đến khi xong việc. Lần cuối cùng bạn như vậy là
khi nào?
4.
Điều sâu thẳm trong
trái tim bạn là gì?
Bạn hay đọc về chủ đề nào? Hãy nghĩ đến mục tin tức bạn yêu thích
nhất trên báo, mạng hay khu vực bạn quan tâm. Từ việc tìm hiểu các công thức
nấu ăn, có rất nhiều người đã đam mê nó dù trước đây họ thậm chí chẳng quan
tâm.
Nếu bạn không chắc chắn thì cũng đừng cảm thấy chán nản, sẽ mất
một chút thời gian để bạn có thể nhận ra đâu là đam mê của mình, vì vậy hãy
dành một vài thời gian rảnh của mình làm việc gì đó mà bạn vừa cảm thấy thú vị
và hiệu quả, cuối cùng rồi bạn cũng sẽ tìm ra mục đích sống của cuộc đời mình.
5.
Bạn thường trao đổi
vấn đề gì với những người bạn thân thiết nhất?
Phần lớn thời gian bạn và những người bạn yêu quý gặp gỡ, bạn sẽ
chỉ đề cập đến những vấn đề mà bạn cảm thấy hứng thú và vui vẻ. Bạn có chủ đề
nào mà bạn thường xuyên nhắc đến không? Đó thường chính là những gì định hướng
về mục đích cuộc sống của bạn.
Bên cạnh các chủ đề bạn yêu thích trao đổi, hãy nghĩ về những lần
mà bạn bè đến tìm bạn để xin lời khuyên; điều đó cho thấy bạn bè xem bạn là một
nguồn kiến thức bổ ích – đó có thể là một lĩnh vực nào đó mà thậm chí là bạn
cũng không nhận ra là mình giỏi ở mảng này.
6.
Danh sách những việc
cần làm trong đời của mình là gì?
Bạn muốn đạt được điều gì trước khi kết thúc cuộc sống? Viết ra
một danh sách những việc cần làm trong đời là một cách hay để tìm ra mục đích
cuộc sống, vì danh sách này sẽ cho thấy đâu là những việc bạn cho rằng quan
trọng và chiếm hết tâm trí của mình.
7.
Nếu bạn có một ước mơ,
bạn có thể thực hiện nó không?
Rất nhiều người có ước mơ nhưng lại không thực hiện chúng vì rủi
ro tài chính hay sợ hãi thất bại. Hãy bắt đầu nghĩ về ước mơ của mình theo cách
tích cực hơn và hãy hỏi bản thân “Làm sao tôi có thể thực hiện nó?” thay vì tự nhủ rằng mình sẽ không thành công đâu!
Bạn hãy cố gắng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, chúng sẽ kéo lùi
bạn lại với mục đích của mình. Thay vào đó, hay cố gắng làm một việc gì đó mỗi
tuần, công việc mà có thể giúp hiện thực hóa ước mơ của bạn.
Theo LifeHack
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét