Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017
Sở hữu trí tuệ là tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp có thể được
chia làm hai loại chính: tài sản hữu hình – bao gồm nhà xưởng, máy móc, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng – và
tài sản vô hình – bao gồm nguồn
nhân lực, bí quyết kỹ thuật, ý tưởng, nhãn hiệu, kiểu dáng và những kết quả vô hình khác có được từ khả năng sáng tạo
và đổi mới của họ. Theo truyền thống, tài sản hữu hình chiếm phần lớn giá trị của doanh nghiệp, và được
coi là có vai trò quyết định đối
với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần đây, tình hình đã có nhiều thay đổi.
Nhờ cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự phát triển của nền kinh tế dịch vụ, ngày càng nhiều doanh
nghiệp nhận ra rằng tài sản vô
hình của họ có giá trị lớn hơn so với các tài sản hữu hình.
Tóm lại, các nhà kho và xưởng sản xuất
đang dần được thay thế bởi những phần mềm siêu
việt hay những ý tưởng sáng tạo - được coi là nguồn thu nhập chính của phần lớn các doanh nghiệp trên thế giới. Thậm
chí trong các lĩnh vực mà kỹ thuật sản xuất truyền thống vẫn còn giữ vai trò chủ đạo thì
sự đổi mới và sáng tạo không ngừng ngày càng trở thành chìa khóa nhằm nâng cao năng lực cạnh trạnh tại
các thị trường cạnh tranh khốc
liệt, cho dù đó là thị trường trong nước hay quốc tế. Do đó, các tài sản vô
hình đang có vai trò
trung tâm và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tìm ra cách thức sử dụng có hiệu quả các tài sản vô hình của
họ.
Một cách thức quan trọng để thực hiện được
việc này là bảo hộ pháp lý các tài sản vô hình
và đăng ký và duy trì quyền sở hữu trí tuệ, nếu thỏa mãn các điều kiện về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí
tuệ có thể có được, đặc biệt là đối với các loại tài sản vô hình sau:
1. Sản phẩm hoặc quy trình có tính
sáng tạo (thông qua việc bảo hộ sáng chế hay giải pháp hữu ích);
2. Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và văn
học (ở một số nước còn bảo hộ cả phần mềm máy
tính và bộ sưu tập tài liệu) (thông qua việc bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan);
3. Các kiểu dáng sáng tạo, kể cả kiểu
dáng đối với sản phẩm dệt may (thông qua việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp);
4. Các dấu hiệu có tính phân biệt (phần
lớn là thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu, bao gồm nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận; tuy nhiên,
có những dấu hiệu được
bảo hộ chỉ dẫn địa lý);
5. Mạch tích hợp điện tử (thông qua việc
bảo hộ thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn);
6. Tên gọi của hàng hóa có chất lượng
hoặc danh tiếng nhất định được tạo nên do xuất
xứ địa lý (thông qua việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý); và
7. Bí mật thương mại (thông qua việc bảo
hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét