Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017
“Bản sắc văn hóa” của doanh nghiệp
Chiến
lược hoạt động của một doanh nghiệp là kim chỉ nam cho
con đường mà doanh nghiệp đó cần đi: làm
sao đi từ trạng thái hiện tại đến mục tiêu đề ra trong thời hạn cho trước, bằng
cách tận dụng điểm mạnh, triệt tiêu điểm yếu, khai thác cơ hội, giảm thiểu rủi
ro, và quan hệ với các nguồn lực khác trên con đường đó.
Với
một Start-up thì chiến lược kinh doanh còn khá mơ hồ và Start-up đó cần phải
trải nghiệm để tìm ra một chiến lược phù hợp cho mình. Điều này lại đặc biệt
đúng với những Start-up trong các ngành nghề phi truyền thống hay các ý tưởng
còn quá mới.
Tuy
nhiên chiến lược có rất nhiều cấp độ, từ “chiến lược” mà chúng ta hay gọi thường được hiểu theo nghĩa là
“chiến lược kinh doanh” (business strategy), đây là chiến lược tổng quan cho cả
doanh nghiệp. Nếu phân bổ xuống sẽ có chiến lược cho các phòng ban (department
strategy), thậm chí là chiến lược cho từng cá nhân (personal strategy). Các
chiến lược này, đối với một Start-up, có độ “sai số” rất lớn và thường không
chính xác khi thiết lập, nếu như Start-up đó không có kinh nghiệm rất vững vàng
trong ngành, đó có thể là kinh nghiệm của Founders và/ hoặc kinh nghiệm của
Mentors.
Tuy
nhiên, chúng ta ít biết rằng ở cấp độ cao nhất của chiến lược có một thứ mà tôi
thường gọi là “Bản sắc doanh nghiệp” –
đây cũng là 1 dạng chiến lươc: cấp độ này bao gồm Sứ mệnh (Vision), Tầm
nhìn (Mission), Giá trị cốt lõi (Core value). Đã có nhiều trường hợp,
Start-up xây dựng chiến lược ở cấp độ này và nó vẫn giữ nguyên mãi cho đến vài
chục năm sau (ví dụ: Sony).
Có
nhiều cách hiểu và cách viết, tuy nhiên ở đây tôi xin gợi ý cách xây dựng “Bản
sắc doanh nghiệp” dựa vào việc trả lời các câu hỏi sau đây:
Sứ
mệnh
Mục
đích tồn tại của doanh nghiệp là gì?
Doanh
nghiệp chiến đầu vì điều gì?
Đâu
là điều bạn sẵn sàng dành cả đời để thực hiện? (“mệnh” là “mạng” – là cái mình
sẽ dành cả đời và có thể “đánh đổi cả mạng sống” vì nó)
Bạn
sẽ làm gì (một cách tổng quan) để đạt được tầm nhìn của mình? Những hành động
đó mang đến giá trị cho đối tượng nào (khách hàng, nhân viên, cổ đông, đối tác,
cộng đồng)?
Tầm
nhìn
Bạn
muốn doanh nghiệp là gì sau (x) năm nữa?
Bạn
muốn đạt được kết quả gì sau (x) năm nữa?
Bạn
muốn nhân viên, đối tác, khách hàng và cộng đồng nhìn nhận mình như thế nào sau
(x) năm nữa?
Tầm
nhìn này có truyền cảm hứng cho bạn và các cộng sự hay không? Nó hướng đến “một
tương lai tốt đẹp hơn” chứ?
Tầm
nhìn có rõ ràng, cụ thể và sống động như trước mắt hay không? (Lấy ví dụ đơn
giản, “tầm nhìn” của bạn là từ 90kg giảm xuống còn 60kg vậy thì bạn có thể phát
biểu tầm nhìn ngắn gọn là “60KG” và dán nó trên kính nhà vệ sinh, để mỗi ngày
khi bạn thức dậy đều có thể nhìn thấy và giữ vững sự quyết tâm!)
Giá
trị cốt lõi
Bạn
và các nhà sáng lập (có thể bao gồm cả đội ngũ nhân viên) tin vào những phẩm
chất/ triết lý gì?
Những
phẩm chất/ triết lý đó có phù hợp với ngành nghề của bạn và định nghĩa thành công
của bạn? (ví dụ: nếu doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế thì việc có 1 giá trị cốt
lõi là “sẵn sàng mạo hiểm để sáng tạo ra cái mới” thực sự là điều rất buồn
cười! (mạo hiểm trên cái gì, với ai? Bệnh nhân?) Nhưng với 1 doanh nghiệp về
thiết kế, sáng tạo, thì giá trị đó lại khá phù hợp)
Một
số doanh nghiệp không dùng “Giá trị cốt lõi” (Core value) mà
dùng“Niềm tin” (Belief), thậm chí là “Tín điều của chúng tôi”
(Our creed), nói chung, dù là sử dụng từ nào đi nữa, thì đó là điều mà tất
cả nhân viên của doanh nghiệp đều hết sức tin tưởng, đã chọn lựa, và sẽ “sống
giống như đã tuyên bố”.
Vì
vậy, những giá trị cốt lõi bên
trong sẽ tạo nên cách hành xử bên ngoài, dẫn đến thói quen của
các thành viên trong doanh nghiệp, và từ đó tạo ra văn hóa doanh nghiệp.
Một
Start-up sẽ chưa có văn hóa mạnh trong giai đoạn đầu, và có lẽ Start-up đó nên
tập trung vào việc phát triển kinh doanh hơn là các chương trình xây dựng văn
hóa “hoành tráng”. Có nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên xây dựng văn hóa
doanh nghiệp ngay khi mới khởi nghiệp? Theo kinh nghiệm của tôi, bạn không
thể (và không nên) làm được điều này ngay lập tức, các tập đoàn lớn trên thế
giới phải trải nghiệm và mày mò mất vài chục năm, cuối cùng mới đúc kết ra được
văn hóa của họ là gì và văn hóa nào thì phù hợp, và rõ ràng việc “sống như
những gì bạn nói” không phải là chuyện ngày một, ngày hai, mà đó là chuyện cần
giữ vững trong nhiều năm. Nhưng bạn có thể định hướng cho điều đó ngay từ
đầu, dưới vai trò một nhà sáng lập, hay một người chủ doanh nghiệp, hoặc một
CEO, bạn chính là “tấm gương” sẽ dẫn dắt và lôi kéo toàn bộ những nhân viên của
mình làm như những gì bạn đã làm.
Vì
vậy bước đầu tiên để cả tổ chức sống theo các giá trị cốt lõi, là chính bản
thân người sáng lập phải là những gì họ tuyên bố. Bạn muốn nhân viên tin vào điều gì và làm gì, thì bạn cũng
phải tin vào điều đó và làm điều đó. Đó là điều đơn giản nhất, mà bạn không cần
phải tốn thời gian suy nghĩ xem có nên hay không nên, và có thể làm được ngay
vào lúc này!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét