Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017
Thương hiệu dẫn đầu kích thích hành động
Trong cuốn sách về tâm lý học hành vi của khách hàng “How
customers think”, tác giả đã tổng kết rằng chín mươi phần trăm hành động của
con người là vô thức. Nghĩa là chúng ta nghĩ, chúng ta nói, chúng ta làm một
việc gì đó dưới sự điều khiển tự nhiên của một ký ức nào đó đã ăn sâu vào trí
não. Những suy nghĩ, lời nói và hành động nhiều khi không phải ta cố tình hoặc
thích như vậy. Nó được điều khiển trong vô thức.
Tôi luôn “cảnh giác” với những hành động vô thức để nhìn nhận vấn
đề ở góc nhìn khách quan hơn trong quá trình tiếp xúc với khách hàng. Nhưng đã
gọi là vô thức thì chúng ta sẽ bị vướng vào nó một cách… vô thức. Có lần tôi
ngồi nói chuyện với khách hàng của mình là chị giám đốc của thương hiệu yến Phú
Yên. Ở Việt Nam nói đến sản phẩm
cao cấp yến sào hầu như ai cũng biết tên thương hiệu dẫn đầu là yến Khánh Hoà.
Không có gì ngạc nhiên vì đây là thương hiệu ra đời sớm nhất, Khánh Hoà
là địa phương nhiều đảo yến tự nhiên nhất Việt Nam và yến sào Khánh Hoà cũng làm
thương hiệu thường xuyên nhất với thông điệp hàng đầu về yến tự nhiên tại Việt
Nam. Trong quá trình trao đổi tại buổi phỏng vấn chuyên sâu tôi vô tình hỏi chị
giám đốc yến sào Phú Yên câu này: yến sào Khánh Hoà của chị có những loại nào?
Chị đã bật cười thốt lên: sao cứ nói đến yến sào là ai cũng nhắc Khánh Hoà vậy
trời. Trong đầu tôi đang định hỏi chị về yến Phú Yên không hiểu sao tôi lại
nhắc đến cái tên Khánh Hoà nữa.
Sức mạnh của tiềm thức nó ghê gớm vậy đó. Khi một gã làm nghề đã
hết sức cảnh giác với sự vô thức nhưng cũng bị ngã vào vòng tay nó một cách
ngoan ngoãn (và vô duyên khi nói chuyện với khách hàng của mình) thì khách hàng
sẽ hành động càng dễ dàng như thế nào. Chắc bạn đã nhiều lần đứng tần ngần
trước những kệ hàng đồ sộ trong những siêu thị đồ sộ. Tay đẩy xe hàng mắt lướt
không dừng lại một tên nhãn hàng nào quá một giây. Kệ bày các nhãn hàng bia đây
rồi. Heineken này, Carlberg này, Tiger này, Sapporo này, Halida này, rồi
Budweiser nữa. Đối với những người uống bia có ghu rõ thì không vấn đề gì. Họ
sẽ vơ lấy một cái tên quen thuộc thôi. Thế còn nhóm khách hàng trung tính thì
sao? Uống cái nào cũng không quan trọng lắm, toàn bia ngoại chắc giống nhau
thôi. À mà chọn ông Heineken vậy. Có khách thì cứ chọn cái tên nào “nổi tiếng”
nhất vậy. Đã nổi tiếng, đã hàng đầu thì mua sự yên tâm, mua một cảm giác nào đó
còn lớn hơn cả mua để sử dụng.
Thương hiệu hàng đầu dễ kích thích hành động của chúng ta nhất.
Chúng ta vô thức nói về nó. Chúng ta vô thức nghĩ về nó. Và chúng ta vô thức
mua nó. Một lần nữa xin nhắc lại rằng 90 phần trăm hành động củ chúng ta là vô
thức. Thương hiệu hàng đầu nằm trong độ phủ chín mươi phần trăm này.
Thương hiệu dẫn đầu giúp người tiêu dùng nhớ về nó đầu tiên khi có
nhu cầu về một loại sản phẩm dịch vụ nhất định. Nhớ đến đầu tiên. Trong sự bối
rối vì quá nhiều cái tên, điều này vô cùng quan trọng.
Câu hỏi quan trọng: làm thế nào để trở thành thương hiệu dẫn đầu?
Trước khi nghĩ cách làm thế nào ở góc độ truyền thông, tôi cho rằng câu hỏi
quan trọng đầu tiên cần trả lời là: doanh nghiệp về nội lực có đúng là dẫn đầu
thật không? Nếu không có nội lực mạnh thực sự để dẫn đầu, nên tìm cách làm
khác. Vì dẫn đầu không chỉ đến từ một câu thậm xưng qua quảng cáo. Đó là một
quá trình hình thành nhận thức trong khách hàng và điểm xuất phát quan trọng
nhất chính là sản phẩm phải thực sự dẫn đầu về chất lượng trước đã.
Đức Sơn
CEO of RMA
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét