Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017
Sự chủ động
Chủ động là động từ thể hiện sự tự chủ trong hành động
của bản thân. Chủ động là biểu hiện rõ nhất của mong muốn thực sự ở mỗi cá
nhân. Chủ động học, chủ động nghiên cứu, tìm tòi; chủ động làm việc, chủ động
tìm việc, chủ động sáng tạo… Khi ta chủ động nắm lấy tri thức, tri thức sẽ là
một phần của ta. Khi ta chủ động nắm lấy cơ hội, cơ hội sẽ giúp ta thành công.
Chủ động đem đến kiến thức, chủ động mang đến cơ hội và chủ động mang đến các
mối quan hệ. Mỗi ngày qua đi, có bao nhiêu cơ hội đến rồi trôi vụt qua, có bao
nhiêu kiến thức cần khám phá và ghi nhớ, có bao nhiêu mối quan hệ đã, đang và
sẽ có? Hãy nắm lấy cơ hội, hãy giữ lại kiến thức và hãy tạo ra các mối quan hệ
từ chính sự chủ động của bản thân mỗi người.
Chủ động không phải là do những yếu tố bên
ngoài tác động đến (Ngoại lực). Mà chủ động bắt nguồn từ bên trong mỗi người,
đó chính là nội lực. Nội lực thúc đấy hành động, hành động đem lại kết quả, và
kết quả đó góp phần gia tăng giá trị bản thân, gia tăng giá trị xã hội. Tôi
muốn, tôi hành động và tôi thành công. Để không nằm trong kế hoạch của người
khác, cách tốt nhất đó là lập và làm theo kế hoạch của bản thân. Khi trò rất
muốn thì Thầy sẽ đến. Khi rất muốn thì chắc chắn sẽ được. Chủ động là phẩm chất
mạnh để thực hiện mục tiêu, phải biết quyết định và làm bằng được. Ngược với
chủ động là bị động. Người bị động là người ngồi chờ việc, chờ người khác giao
việc cho mình. Người bị động là người không dám quyết định, lập lờ giữa Làm –
Không làm, Nên – Không nên…
Cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn. Để trở
thành một người chủ động thì chúng ta phải biết quyết định và lựa chọn. Lựa
chọn khó khăn hoặc thất bại. Việc không dám đối mặt với khó khăn, thử thách
chính là bị động. Người chủ động là người chủ động đối mặt với thử thách. Người
bị động là người để người khác lựa chọn cho chính mình. Trong cuộc sống, nếu ta
không chủ động thì người khác sẽ chủ động đẩy ta vào thế bị động. Ta tạo ra
lịch sử hay ta là lịch sử. Chủ động chính là nhìn thấy trước vấn đề và quyết
định.
Cuộc sống không bao giờ có đầy đủ thông tin
để cho ta lựa chọn mà luôn có một khoảng bất định được hoặc không được. Chúng
ta ra quyết định dựa trên sự bất định, bất ổn đó. Nếu mức độ gây ảnh hưởng đến xung
quanh thấp, khối lượng công việc thấp, bản thân ở trong tình trạng bị sai bảo,
thụ động. Nếu
mức độ gây ảnh hưởng đến xung quanh thấp, nhưng khối lượng công việc lớn sẽ dễ
dẫn đến tình trạng stress. Nếu mức độ gây ảnh hưởng đến xung quanh lớn,
khối lượng công việc thấp, bản thân sẽ có sự thư thái. Và
cuối cùng, nếu mức độ gây ảnh hưởng đến xung quanh lớn, khối lượng công việc
lớn, đó là khi bản thân chủ động.
Vậy chủ động ở đâu? Và như thế nào? Trong
công việc, hãy đừng chờ người khác giao việc cho mình mà hãy chủ động tìm việc
để làm. Thế mạnh của tôi là gì, công việc đòi hỏi những yêu cầu gì, có cách nào
để làm tốt hơn nữa không? Không ai giao việc cho bạn, thì hãy tìm kiếm cơ hội
để được làm việc. Hãy chủ động như người bán báo, đánh giày. Được thì cảm ơn,
không được thì xin lỗi. Và đừng sợ mất cái mình chưa có. Cũng tương tự như vậy,
kiến thức không tự tìm đến bạn mà bạn hãy tìm đến kiến thức. Theo bạn, chúng ta
đem kiến thức đến cho học viên hay là học viên đến với kiến thức thì việc học
sẽ hiệu quả hơn? Trong một lớp học thì giảng viên hãy là người tạo động lực để
học viên chủ động hỏi, chủ động tham gia các hoạt động của lớp học một cách
tích cực và hào hứng. Khi đó, kiến thức thu nhận được từ các bài học mà giảng
viên muốn chia sẻ mới đạt hiệu quả cao nhất.
An trú
trong thiên phú. Chủ
động rời tự mãn.
Khi bản thân mỗi người nhận thấy rõ mình đang
ở vùng tự mãn, đang trong vùng an toàn thì hãy chủ động tự mình bứt phá ra khỏi
khu vực đó. Không ai có thể giúp một người thoát khỏi khó khăn của họ ngoại trừ
chính họ. Thách thức lớn nhất là chính mình.
Hãy tạo
thành thói quen chủ động, chủ động ở mọi lúc mọi nơi!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Chuyên mục
- Dịch vụ khách hàng ( 25 )
- Digital Marketing ( 16 )
- Đạo đức kinh doanh ( 49 )
- Internet Marketing ( 15 )
- Khởi nghiệp ( 127 )
- Lãnh đạo ( 174 )
- Marketing Online ( 17 )
- Quản lý ( 135 )
- Quản trị nhân lực ( 34 )
- Số hóa doanh nghiệp ( 14 )
- Sở hữu trí tuệ ( 8 )
- Thương hiệu ( 73 )
- Tiếp thị liên kết ( 8 )
- Trải nghiệm khách hàng ( 59 )
- Triết lý kinh doanh ( 110 )
- Truyền thông ( 54 )
- Truyền thông nội bộ ( 34 )
- Truyền thông tiếp thị ( 31 )
- Tuyển dụng nhân sự ( 6 )
- Văn hóa doanh nghiệp ( 53 )
- Video Marketing ( 6 )
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét